Read more »

Ngày 30/07/2008, Báo điện tử Khánh Hòa đăng bài: "Kỹ sư Lê Bền với loài rong biển Nhật Bản". Với phương pháp trồng mới - kê sàn có lưới che trên các đìa nuôi tôm bỏ hoang mang tính công nghiệp là một sáng tạo của Kỹ sư Lê Bền. Theo phương pháp này, rong nho được trồng trong những khay nhựa, lót ni lông có chứa mùn cát dinh dưỡng. Sau đó các khay giống được kê trên kệ, sạp đóng bằng tre, gỗ, hoặc xếp bằng gạch, đá nằm chìm dưới đáy đìa; dùng lưới che hoa lan tạo mái che di động để chủ động điều tiết ánh sáng, nhiệt độ của nước biển; kết hợp với guồng đạp tạo dòng chảy, tăng lượng ôxy. Nhờ thế, rong nho có điều kiện hấp thụ chất dinh dưỡng trong khay, mà không lẫn với tạp chất từ đáy ao hồ, đồng thời lưới che di động có tác dụng khắc phục được khí hậu nắng nóng ở Việt Nam. Mặt khác, với cách làm này, việc thu hoạch rong nho thuận tiện hơn, chi phí đầu tư thấp nên sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

Chuyển đổi nghề cho người dân ven biển

Tầm chiến lược

Tìm đầu ra cho rong nho cũng là một ý tưởng độc đáo của Kỹ sư Lê Bền, Phó Giám Đốc của Công ty TNHH Trí Tín. Việc chế biến xuất khẩu các sản phẩm thủy sản trong đó có rong nho, mà rong nho lại là thực phẩm ăn tươi vì vậy quy trình công nghệ rất khắc khe về an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo Kỹ sư Lê Bền, rong nho trồng ở Việt Nam năng suất đạt khoảng 30 tấn/ha. Rong nho rất dễ trồng, từ khi trồng đến khi thu hoạch chỉ 15 - 20 ngày. Công ty TNHH Trí Tín đang xúc tiến thương mại với các công ty của Nhật để xuất khẩu rong nho sang Nhật - một thị trường tìm năng của rong nho.

Rong nho xóa đói giảm nghèo cho người dân

Rong nho - cây "xóa đói giảm nghèo"

Quan điểm của các chuyên gia Hội Nghề cá tỉnh Khánh hòa thì đối tượng nuôi nào mà người dân không phải đầu tư cho thức ăn, chỉ bỏ công chăm sóc, thu hoạch thì được coi là đối tượng "xóa đói giảm nghèo" phù hợp với ngư dân nghèo ven biển, đồng thời cũng là đối tượng thay thế con tôm sú ở các đìa bị bỏ hoang.

Với tiềm năng ven biển của Khánh Hòa thì rong nho cần phải được phát triển vừa đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu đó cũng là mục tiêu mới trong Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 và những năm tiếp theo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh hòa.