Read more »
Ở thời điểm hiện tại, căng thẳng giữa Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan đang rất cao. Điều này có thể ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề. Nhưng chúng ta hãy chỉ xét trên một khía cạnh công nghệ, để một lần nữa thấy được sự phụ thuộc gần như hoàn toàn vào chip xử lý người Đài Loan sản xuất. Đếm sơ sơ những đối tác lớn nhất của TSMC, chúng ta cũng có luôn những tập đoàn nổi danh và giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới công nghệ: Apple, Qualcomm, Mediatek, Nvidia, Intel, AMD…
Giờ đến chính chủ tịch TSMC, Mark Liu cũng bày tỏ lo ngại, đơn giản vì tập đoàn quá thành công. Theo Focus Taiwan, trong trường hợp xấu nhất, Trung Quốc tiến đánh đảo Đài Loan, tất cả những fab gia công chip bán dẫn của TSMC đều sẽ rơi vào tình trạng ngừng vận hành. Mà như đã nói ở trên, Trung Quốc mà tấn công quân sự Đài Loan thì chẳng riêng gì ngành chip xử lý bị ảnh hưởng.
Ông Liu cho rằng, nếu cuộc chiến đó xảy ra thì sẽ không có phe nào thắng cuộc, và nếu có nguyên do thì chắc chắn không chỉ vì nỗ lực tự chủ chip bán dẫn của đại lục. Và trong trường hợp TSMC phải ngừng vận hành, nhiều quốc gia, kể cả Trung Quốc, sẽ không thể nhập những linh kiện công nghệ cao mà họ cần tới nhất.
Điều này ảnh hưởng thế nào đến toàn thế giới? Số liệu quý I năm 2021 của TrendForce, trong tổng lượng chip bán dẫn bán ra toàn cầu, các công ty Đài Loan chiếm 65%, quá nửa. Riêng TSMC chiếm 56% tổng doanh thu từ việc bán chip trên toàn thế giới trong 3 tháng. Dĩ nhiên doanh số chip của TSMC không chiếm 56% toàn ngành trong quý I năm 2021, mà những con chip càng cao cấp thì giá càng đắt.
Giờ đến chính chủ tịch TSMC, Mark Liu cũng bày tỏ lo ngại, đơn giản vì tập đoàn quá thành công. Theo Focus Taiwan, trong trường hợp xấu nhất, Trung Quốc tiến đánh đảo Đài Loan, tất cả những fab gia công chip bán dẫn của TSMC đều sẽ rơi vào tình trạng ngừng vận hành. Mà như đã nói ở trên, Trung Quốc mà tấn công quân sự Đài Loan thì chẳng riêng gì ngành chip xử lý bị ảnh hưởng.
Ông Liu cho rằng, nếu cuộc chiến đó xảy ra thì sẽ không có phe nào thắng cuộc, và nếu có nguyên do thì chắc chắn không chỉ vì nỗ lực tự chủ chip bán dẫn của đại lục. Và trong trường hợp TSMC phải ngừng vận hành, nhiều quốc gia, kể cả Trung Quốc, sẽ không thể nhập những linh kiện công nghệ cao mà họ cần tới nhất.
Điều này ảnh hưởng thế nào đến toàn thế giới? Số liệu quý I năm 2021 của TrendForce, trong tổng lượng chip bán dẫn bán ra toàn cầu, các công ty Đài Loan chiếm 65%, quá nửa. Riêng TSMC chiếm 56% tổng doanh thu từ việc bán chip trên toàn thế giới trong 3 tháng. Dĩ nhiên doanh số chip của TSMC không chiếm 56% toàn ngành trong quý I năm 2021, mà những con chip càng cao cấp thì giá càng đắt.
Giờ hãy tưởng tượng, một sự cố không ai mong muốn khiến TSMC dừng hoạt động hoàn toàn. Apple không nhập được chip Apple Silicon hay A-series cho MacBook và iPhone. AMD coi như nín hẳn, vì họ đặt hàng 100% chip xử lý từ TSMC, từ Ryzen, Epyc cho đến Radeon. Intel cũng sẽ mất một phần doanh số bán hàng vì chỉ còn các fab của riêng họ vận hành, không còn đơn hàng cung cấp từ TSMC nữa. Tương tự như vậy với tuyệt đại đa số các hãng điện thoại, khi Qualcomm cũng cạn hàng cung cấp cho Samsung, Google, OnePlus, Moto…
TSMC dừng vận hành, cả thế giới đều sẽ lao đao. Capital Economics chỉ ra điều tất lẽ dĩ ngẫu: Quá phụ thuộc vào một vùng lãnh thổ mà nhiều nước còn không coi là quốc gia và có quan hệ ngoại giao chính thức là điều nguy hiểm, nhất là khi cả thế giới phụ thuộc nguồn cung của chip xử lý, một trong những ngành hàng chiến lược quan trọng nhất hiện giờ. Theo số liệu đầu năm 2021 của Capital Economics, trong số những chip xử lý được sản xuất trên những tiến trình cao cấp nhất, phức tạp nhất hiện giờ, TSMC chiếm 92%. Phần còn lại thuộc về Samsung, 8%.
Chẳng riêng gì Capital Economics, mà chính phủ nhiều nước cũng nhận ra điều đó rồi. Mỹ đã thông qua đạo luật CHIPS Act, với gói kích thích 52 tỷ USD từ đó củng cố nghiên cứu và sản xuất chip xử lý nội địa. Năm 1990, thị phần chip xử lý “made in the USA” là 37%. Giờ con số đó là 12%. Tương tự như vậy là các quốc gia thuộc liên minh châu Âu. EU có tham vọng đến năm 2030, họ sẽ tự chủ được khoảng 20% tổng lượng chip xử lý thế hệ mới trên toàn cầu.
Những con số của TSMC có thể khiến các nhà đầu tư thỏa mãn, nhưng với các chính phủ và cả những tập đoàn công nghệ, khả năng sản xuất chip ở những tiến trình cao cấp nhất, ở quy mô số lượng lớn và gần như độc quyền không có đối thủ xứng tầm (chí ít là ở thời điểm hiện tại nếu xét tới khả năng của Samsung) lại đang trở thành mối lo ngại ở tầm cỡ an ninh quốc gia.
0 Reviews