Read more »
Với diện tích vẻn vẹn 725km vuông, không có tài nguyên thiên nhiên... nhưng Singapore lại có nền kinh tế phát triển mạnh, tỷ lệ việc làm và tuổi thọ cao hơn nhiều nước lớn.
Singapore từ đói nghèo đến thịnh vượng |
Với diện tích vẻn vẹn 725km vuông, không có tài nguyên thiên nhiên, không có nguồn cung cấp nước sạch, không có đất canh tác... nhưng Singapore lại có nền kinh tế phát triển mạnh, tỷ lệ việc làm và tuổi thọ cao hơn nhiều nước lớn.
Năm 17 tuổi, Fauja Singh rời nhà cha mẹ tại ngôi làng nhỏ Punjabi, Ấn Độ để đến Singapore. Cuộc sống với những người mới đến Singapore không hề dễ dàng. Nhiều người di cư khác từ Trung Quốc cũng tới Singapore để làm việc và sống trong những khu nhà chật chội, bẩn thỉu.
Fauja Singh làm đủ mọi việc, từ gác đêm tới bán sữa và cho vay tiền. Khi đã kiếm đủ tiền, anh quay về quê hương để đón người thân tới Singapore. Hai vợ chồng Fauja có 8 người con. Con trai cả Kernail có thành tích học tập xuất sắc và được nhận vào trường học danh giá Raffles. Kernail tiếp tục giành được học bổng ở trường đại học và sau khi tốt nghiệp, cậu tham gia vào chính phủ một quốc gia non trẻ và mới thành lập.
Câu chuyện đi lên từ đôi bàn tay trắng của Fauja Singh và Kernail cũng tương tự như chính đất nước Singapore. Từ một quốc gia số 0, không có tài nguyên thiên nhiên, không được sự hỗ trợ, quốc đảo Sư tử đã trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới.
GDP trên đầu người của Singapore từ 1960-2020. Ảnh: CEC |
Dân số Singapore vào năm 1960 có chưa đầy 2 triệu, nhưng hiện là 5,6 triệu. Ban đầu, vì có quá nhiều người nghèo nên Singapore có nhiều khu ổ chuột nhất thế giới, GDP chưa tới 1 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện GDP của Singapore là 447,3 tỷ USD.Năm 1960, thu nhập bình quân đầu người là 427 đôla Singapore một năm, song hiện con số này là 76.863 (năm thu nhập 2017), nhiều hơn cả Đức, Pháp và thậm chí là Nhật Bản.
Tầm nhìn xa và sự sáng suốt của người lãnh đạo
Khi ông Lý Quang Diệu nhận trọng trách lãnh đạo Singapore, đây là một trong những nước tham nhũng lan tràn nhất, bất ổn chính trị là chuyện cơm bữa. Tuy nhiên, hiện Singapore đứng thứ 7 trong danh sách các quốc gia chống tham nhũng hiệu quả.
Các chính sách tài chính và kinh tế của Singapore đều nhằm mục đích ngăn chặn tham nhũng và bất ổn chính trị. Thay vì để các khoản tiền bị rơi vào những cái túi không đúng, chúng được phân bổ cho người dân để thoát khỏi đói nghèo. Tất cả các khoản bổ sung được sử dụng để biến Singapore thành một quốc gia thành công, thậm chí còn vượt cả nhiều quốc gia Á-Âu.
Ông Lý Quang Diệu đã hạn chế hoạt động của các ngân hàng nước ngoài và ngăn chặn việc quốc tế hóa đồng đôla Singapore. Vì vậy, các công ty quốc tế phải tận dụng cơ hội này để thành lập chính mình tại Singapore. Nhà lãnh đạo này cũng nhấn mạnh vào sự phát triển của lĩnh vực công nghệ và kết quả là các công ty quốc tế đã biến Singapore thành trung tâm khu vực của họ.
Singapore từ đói nghèo đến thịnh vượng |
Ông thúc đẩy thương mại tự do, giúp Singapore nhận được nhiều đầu tư nước ngoài và từ những gã khổng lồ đa quốc gia như Sony Corporation, Microsoft, Apple, Google, Panasonic. Năm 1971, Mỹ tách đồng đôla khỏi vàng và Singapore đã nắm bắt cơ hội, biến mình thành một trung tâm ngoại hối khu vực, mang lại những lợi ích to lớn cho đất nước.
Để người dân cảm thấy hạnh phúc, ông Lý Quang Diệu thành lập Ban Phát triển Kinh tế và Ban Phát triển nhà.Trong đó, Ban Phát triển Nhà đã biến Singapore trở thành một đại thành phố, giúp người dân thoát khỏi các khu ổ chuột bẩn thỉu, tới sống trong các khu nhà được quy hoạch và điều kiện sống được nâng cấp.
Một trong những lý do chính đằng sau thành công của Singapore còn là chủ nghĩa thực dụng. Chính sách lãnh đạo thực tế của ông Lý Quang Diệu đã cho phép Singapore phát triển kinh tế. Nhà lãnh đạo này chấp nhận các công ty đa quốc gia trong khi hầu hết các quốc gia khác tìm cách tránh những công ty kiểu này.
Tiếng Anh cũng góp phần đưa Singapore trở thành một cường quốc kinh tế, là nơi giao thoa thương mại quốc tế và cũng là điểm đến du học hàng đầu của sinh viên quốc tế, đặc biệt là sinh viên Đông Nam Á. Người Singapore giỏi tiếng Anh cũng phần lớn nhờ vào tầm nhìn và chính sách song ngữ hợp lý của ông Lý Quang Diệu.
Ông Lý Quang Diệu. Ảnh: BI |
Những bước đi tiến tới đỉnh cao thành công
Sau khi rời khỏi Liên bang Malaysia, Singapore thực sự không có tài nguyên thiên nhiên để giải quyết các vấn đề của nền kinh tế.
Tuy nhiên, chính phủ nước này vẫn kiên định xây dựng một chính sách và quy trình phát triển kinh tế bền vững. Họ đánh sập tất cả những kiểu kinh doanh lỗi thời, ít lợi nhuận và thay thế bằng những mô hìnhbền vững, có lợi nhuận hơn. Chính quyền tập trung sử dụng các tài nguyên thiên nhiên ít ỏi một cách hợp lý để phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhiều người dân.
Hàng loạt chương trình, sáng kiến đã được đưa ra nhằm phát triển kinh tế đất nước.
Ban Phát triển kinh tế được thành lập, với nhiệm vụ chính là hướng dẫn các ngành công nghiệp và phát triển các lĩnh vực mới để đầu tư, thúc đẩy các công ty quốc tế đầu tư vào nền kinh tế nước này. Tiếp đó là Kế hoạch Kinh tế chiến lược với nhiệm vụ chính giáo dục mọi người để họ trở thành nguồn nhân lực có tay nghề cao và đảm bảo chất lượng xuất khẩu.
Sáng kiến Trụ sở Hoạt động (OHQ) được triển khai để phát triển ngành dịch vụ. OHQ tập trung khuyến khích thêm nhiều công ty địa phương dùng Singapore làm trung tâm cung cấp các dịch vụ chất lượng cho những công ty khác đóng tại Singapore hoặc ngoài Singapore.
Chính phủ Singapore cũng phát triển Chương trình Kinh doanh sáng tạo để khuyến khích các lĩnh vực như nghệ thuật, thủ công, thời trang và truyền thông...Ban đầu, chương trình này hoạt động như một đơn vị kinh doanh chiến lược dịch vụ. Giờ đây, nó thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực sáng tạo và phát triển các cơ hội kinh doanh mới.
Singapore còn tự biến mình trở thành một trung tâm công nghệ mới. Nước này hiện đã ở vị trí hàng đầu thế giới về đổi mới và nghiên cứu. Chính quyền hỗ trợ các công ty phát triển những mô hình kinh doanh bền vững, giúp các công ty khởi nghiệp phát triển kinh doanh. Nhiều công ty địa phương như V-Key, ViSenze hiện đã dẫn đầu thị trường toàn cầu.
Giữa những năm 1970, Singapore tập trung khuyến khích đầu tư vào ngành công nghệ thông tin, thiết bị y tế điện tử, linh kiện ô tô....Giai đoạn 1980-1990, Singapore tập trung phát triển điện tử và vận tải biển. Tới những năm 2000, nước này chuyển qua các công nghệ mới như công nghệ sinh học, công nghệ tài chính...
Hiện, Singapore cố gắng chuyển đầu tư từ nền kinh tế định hướng sản xuất sang định hướng đổi mới, thu hút các ngành công nghiệp dựa vào lao động bằng cách cung cấp lao động có tay nghề, chi phí thấp và cho thuê đất ven biển.
Doanh thu từ du lịch cũng đóng góp một phần quan trọng vào sự phồn vinh của Singapore. Năm 2019, nước này thu hút 19,11 triệu du khách. Quốc gia này có nhiều điểm du lịch nổi tiếng, trong khi lại nằm gần một số điểm đến khác ở khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Indonesia… Nhiều du khách đã đi qua Singapore để tới những quốc gia trên.
Với nền kinh tế phát triển mạnh và ổn định, Singapore hiện có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất ở khu vực châu Á. Đầu tư nước ngoài ở Singapore vẫn đang tiếp tục tăng và các công ty quốc tế đang tiếp tục sử dụng Singapore làm trung tâm chính của họ.
0 Reviews